🕘 30/04/2024 | 10:29 AM (+7 - Asian)

Top 15 nguyên tắc ứng xử chuẩn mực trong kinh doanh


Giới thiệu

Chào 3.142.195.24. Đây là bài viết: Top 15 nguyên tắc ứng xử chuẩn mực trong kinh doanh của Bizday.net thuộc nhóm bài viết "Câu chuyện kinh doanh" chủ đề: nguyên tắc ứng xử .
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
>> Nguồn bài viết:
https://bizday.net/nguyen-tac-ung-xu-kinh-doanh.html

Sau đây, Tạp chí khởi nghiệm Vệt Nam sẽ gửi bạn đọc những quy tắc, nguyên tác ứng sử trong kinh doanh.

Top 15 nguyên tắc ứng xử chuẩn mực trong kinh doanh

1. Luôn sử dụng tên thật

– Trong môi trường kinh doanh, chúng ta nên sử dụng tên đầy đủ, nhưng cũng phải chú ý cách người khác muốn được giới thiệu.
– Nếu tên bạn quá dài hay khó đọc, bạn có thể thay đổi, rút gọn, hoặc viết cách phát âm lên danh thiếp và đưa cho đối tác.

2. Luôn đứng lên khi được giới thiệu

– Hãy đứng dậy khi được giới thiệu với người khác.
– Việc này sẽ giúp bạn nhấn mạnh hơn sự có mặt của mình và thu hút ánh nhìn của người đối diện.

3. Chỉ nói “Cảm ơn” một hoặc hai lần trong cuộc trò chuyện

– Cảm ơn quá nhiều sẽ khiến câu nói này mất đi ý nghĩa. Thậm chí, nó còn có thể khiến bạn biến thành một người yếu ớt và thiếu thốn.

4. Gửi thư cảm ơn đến từng người

Bạn nên làm việc này trong 24 giờ, để bày tỏ sự biết ơn những người bạn muốn cảm ơn. Việc này rất quan trọng trong những trường hợp như phỏng vấn xin việc, khi quyết định được đưa ra gần như ngay lập tức.

5. Đừng bao giờ kéo ghế cho người khác

– Giữ cửa mở cho khách là việc nên làm, nhưng bạn không nên kéo ghế cho người khác, bất kể glà đối tác nam hay là đối tác nữ.
– Trong môi trường kinh doanh, hãy bỏ tất cả phép lịch sự xã hội ấy ra đằng sau đi, vì “cả đàn ông và phụ nữ đều có thể tự kéo ghế cho mình“.

6. Đừng bắt chéo chân

– Mọi người rất hay làm hành động đó. Tuy nhiên, trong môi trường kinh doanh, việc này sẽ làm phân tán sự chú ý và có vẻ gợi cảm quá mức.
– Một nguyên nhân quan trọng nữa là bắt chéo chân không hề tốt cho tuần hoàn máu, vì nó làm tăng áp lực lên tĩnh mạch.

7. Dùng cả bàn tay để chỉ

– Khi cần chỉ vào người hay vật gì đó, hãy mở cả lòng bàn tay và giữ các ngón dính sát nhau.
– Nếu bạn chỉ dùng ngón trỏ, đó sẽ là hành động biểu lộ sự hiếu chiến.

8. Luôn dùng tay bẻ bánh mì

Đừng bao giờ dùng dao để cắt bánh mì trong bữa ăn mang tính kinh doanh hay gặp đối tác. Thay vào đó, hãy dùng tay để bẻ làm đôi và xé nhỏ.

9. Đừng gạt đĩa ra hay chồng chúng lại với nhau

Lý do rất đơn giản: “Bạn không phải là bồi bàn, vì thế, hãy để họ làm việc đó“.

10. Đừng bao giờ gói thức ăn mang về

Bạn ở đây để kinh doanh, chứ không phải giải quyết hàng tồn kho. Gói thức ăn thừa mang về là việc hoàn toàn bình thường nếu đi ăn cùng gia đình, nhưng nếu đi với đối tác thì không nên.

11. Chọn thức ăn tương đương với khách

– Điều này có nghĩa là nếu khách gọi món khai vị hay tráng miệng, bạn cũng nên gọi theo.
– Đơn giản là vì việc đó sẽ không khiến khách cảm thấy lúng túng vì ngồi ăn một mình.

12. Nếu người mời đang ăn kiêng, phải cân nhắc nhà hàng họ đưa bạn tới trước khi gọi món

Phần lớn mọi người sẽ không bắt người khác ăn kiêng theo mình. Tuy nhiên, bạn có thể quyết định nên gọi món gì khi cân nhắc nhà hàng họ dẫn bạn tới. Ví dụ, nếu giám đốc của bạn là người ăn chay, nhưng lại hẹn gặp ở nhà hàng thịt nướng, bạn hoàn toàn có thể gọi thịt như bình thường.

13. Biết chỗ đặt đĩa và dụng cụ ăn

– Thức ăn luôn được đặt bên trái đĩa. Nếu bàn ăn được sắp đúng, bánh mì, salad hay các món khác đều sẽ ở vị trí như vậy. Tương tự, đồ uống được đặt bên phải.
– Với các dụng cụ khác, dĩa đặt bên trái, còn dao và thìa thì ở bên phải.

14. Người mời nên trả tiền

– Nếu bạn là người mời, bạn là chủ nhân và sẽ phải trả tiền, bất kể là nam hay nữ.
– Trường hợp bạn là phụ nữ, và có khách nam muốn trả thay, bạn có thể nói: “Ôi, tôi có tốn xu nào đâu, công ty trả đấy chứ”, hoặc kín đáo rời bàn và thanh toán khi các vị khách không để ý.
– Tuy nhiên, nếu khách kiên quyết muốn trả, đừng tranh cãi với họ, cứ để họ làm như vậy đi.

15. Hãy rời đi thật lịch sự

– Nếu là người rời đi, bạn nên là người mở lời. Nên nhớ vừa n
ói vừa đi, như vậy, bạn sẽ ở thế chủ động và việc tạm biệt cũng suôn sẻ.
– Các mẫu câu thường dùng là “Rất vui được gặp anh/chị”, “Rất vui được nói chuyện với anh/chị” hay “Hẹn gặp lại trong buổi họp tuần sau nhé”.Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn tạo một thói quen tốt, một phong cách thật chuyên nghiệp với đối tác và người đối diện trong cả kinh doanh và trong cuộc sống.

Nội dung liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *