Giấc mơ cà phê của Đặng Lê Nguyên Vũ
Giới thiệu
Chào 44.192.26.226. Đây là bài viết: Giấc mơ cà phê của Đặng Lê Nguyên Vũ của Bizday.net thuộc nhóm bài viết "Cảm hứng khởi nghiệp" chủ đề: Đặng Lê Nguyên Vũ, Trung Nguyên.
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
>> Nguồn bài viết:
https://bizday.net/giac-mo-caphe-dang-le-nguyen-vu.html
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
>> Nguồn bài viết:
https://bizday.net/giac-mo-caphe-dang-le-nguyen-vu.html
>> Đặng Lê Nguyên Vũ
QR Code +
Quét hoặc chụp lại QR Code của bài viết này để đọc lại khi có thời gian. (-)
Giấc mơ cà phê của doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ, người sáng lập ra thương hiệu cà phê nổi tiếng – Cà phê Trung Nguyên.
Trích từ nhà sáng lập cà phê Trung Nguyên – Đặng Lê Nguyên Vũ:
“Nếu chúng ta không có ước mơ, làm sao chúng ta có thể biến giấc mơ thành hiện thực. Nếu không hành động, chúng ta đừng nên trông chờ đến một kết quả tốt“.
Dám bỏ dở Đại học Y Tây Nguyên để theo đuổi giấc mơ cà phê, không đồng xu dính túi mà dám hành động với mơ ước vươn ra khỏi cảnh đói nghèo từ miền quê Đắk Lắk. Đó là câu chuyện điên rồ của tiền thân của thương hiệu Trung Nguyên.
Tên của Trung Nguyên, giờ đây, không chỉ gói gọn trên thị trường Việt Nam. Trung Nguyên đã lan tỏa vào thị trường của 60 nước trên thế giới, từ London đến New York, hay như ở Hàn Quốc và Trung Quốc, tăng trưởng mỗi năm đạt đến 25%.
Với Đặng Lê Nguyên Vũ, trong kinh doanh, lợi nhuận thương mại phải song song với trách nhiệm xã hội. Sau này, đọc nhiều bài viết về anh trên báo nước ngoài, tôi có cảm giác “mình cũng không phải người đầu tiên ‘Ngưỡng mộ’ khi gặp Đặng Lê Nguyên Vũ“.
Giấc mơ lật đổ “trật tự” 1/20
Đặng Lê Nguyên Vũ luôn trăn trở về việc Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê nhưng nông dân thì vẫn nghèo.
Câu hỏi lớn nhất lúc nào cũng lởn vởn trong đầu anh là: “Việt Nam xuất khẩu cà phê đứng hàng thứ hai thế giới, chỉ sau Brazil, nhưng tại sao người trồng cà phê Việt Nam vẫn đói nghèo“. Và tôi nghĩ, chuyến đi Israel đó cũng là một bước trong chiến lược tìm một mô hình mới cho người trồngcà phê Việt Nam.
Tôi mới trở về từ Israel, anh biết không, nền nông nghiệp của họ, tuy là toàn sa mạc nhưng phát triển kinh khủng – Đặng Lê Nguyên Vũ chia sẻ: “Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật giúp họ tạo được những kỳ tích trong nông nghiệp. Anh thử tưởng tượng 1 hecta đất sa mạc khô cằn, họ trồng cà chua và thu hoạch 40 tấn mỗi năm”.
Và anh đưa tôi tập tài liệu “Mô hình bổ sung và cộng hưởng chiến lược Việt Nam – Israel“. Trong đó, anh giải mã hiện tượng Israel và đặc biệt lưu ý đến vấn đề hợp tác kinh tế, trong đó có nông nghiệp.
Có lẽ hơn ai hết, anh hiểu cái trật tự bất hợp lý đó đã khiến người trồng cà phê lao đao, khổ hạnh thế nào từ bao nhiêu thế hệ. Từ cái thực tế gia đình anh, một trong hàng trăm nghìn gia đình ở Đắk lắk quanh năm suốt tháng vùi mặt vào gốc cà phê, nhưng cuộc sống vẫn không thấy mặt trời, cha bệnh mà cả họ không có nổi đến 2 triệu đồng bạc chạy thuốc.
Cách đây 20 năm, khi bỏ học lên nhà ông chú trên Sài Gòn, rồi bị ông chú ném trả về Đắk Lắk bằng chiếc vé máy bay kèm câu nói “học xong đi đã”. Ngồi trên máy bay, cậu sinh viên họ Đặng có một ước mơ bay cao trên bầu trời.
Nhung hôm nay, ước mơ ấy đã khác. Đó là giấc mơ về “Mô hình cụm ngành cà phê quốc gia và Mô hình nông thôn tích hợp liên hoàn” tại nhà máy cà phê Trung Nguyên ở Đắk Lắk. Theo đó, giá trị xuất khẩu cà phê sẽ đạt đến 20 tỉ USD hàng năm, cao hơn nhiều so với 2,4 tỉ USD hiện tại và tạo việc làm cho 5-6 triệu lao động.
Để thực hiện điều đó, Đặng Lê Nguyên Vũ đã có một kế hoạch nâng cao cả chất lượng lẫn số lượng cà phê Việt Nam bằng cách đưa hệ thống tưới nước về từ Israel và phân bón đặc biệt từ Phần Lan để nhắm đến mục tiêu chuyển tỉ suất cà phê Robusta rẻ tiền hiện nay sang loại cà phê Arabica ngon và giá trị hơn.
Giấc mơ của Vũ đã lôi kéo một trong những nhân vật nổi tiếng nhất ngành an ninh lương thực thế giới vào cuộc: Giáo sư Peter Timmer của Đại học Harvard.
“Tôi có cảm giác Vũ rất thông minh và là một nhà lãnh đạo thực thụ trong cái ngành nghề thuộc về giác quan này. Tầm nhìn của anh ấy có thể chỉ rõ công ty có thể làm được gì, và anh ta có thể kết nối tầm nhìn đó với đội ngũ nhân sự của mình” – Peter Timmer nhận xét trên tờ Forbes.
Mối lo Starbucks!
Nhiều người trấn an Vũ rằng: “Tôi nghĩ hương vị Starbucks không hợp với dân ghiền cà phê Việt Nam đâu, thành ra ông đừng có lo”. Thế nhưng, “Vua cà phê Việt” lại nghĩ khác: “Chưa chắc! Anh đừng quên Starbucks có giá trị của nó. Đó là giá trị của nền văn hóa Mỹ. Lớp trẻ bây giờ thích vô cà phê máy mạnh, tay mân mê iPad, smart phone và biết đâu có thêm ly Starbucks nữa nó lại trở thành trào lưu”.
“Tôi nghĩ Starbucks rất muốn hợp tác với
Trung Nguyên vì họ luôn muốn có một nguồn cung ứng cà phê chất lượng cao với những câu chuyện mới với người tiêu dùng,” – Peter Timmer phân tích trong bài trả lời phỏng vấn gần đây: “Tôi thực sự vui nếu Starbucks có mặt ở Buôn Mê Thuột bởi sự hiện diện này, thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột sẽ được xuất hiện trên thị trường toàn cầu. Ở San Francisco, nơi tôi sống, có quán cà phê trương hình người nông dân trồng cà phê từ Costa Rica. Tôi nghĩ người uống cà phê muốn nhìn thấy một hình ảnh mới – người dân Tây Nguyên chẳng hạn”.
Trung Nguyên vì họ luôn muốn có một nguồn cung ứng cà phê chất lượng cao với những câu chuyện mới với người tiêu dùng,” – Peter Timmer phân tích trong bài trả lời phỏng vấn gần đây: “Tôi thực sự vui nếu Starbucks có mặt ở Buôn Mê Thuột bởi sự hiện diện này, thương hiệu cà phê Buôn Mê Thuột sẽ được xuất hiện trên thị trường toàn cầu. Ở San Francisco, nơi tôi sống, có quán cà phê trương hình người nông dân trồng cà phê từ Costa Rica. Tôi nghĩ người uống cà phê muốn nhìn thấy một hình ảnh mới – người dân Tây Nguyên chẳng hạn”.
Câu trả lời còn lại, có lẽ đang thuộc về ông vua cà phê Việt!
Đặng Lê Nguyên Vũ và Đoàn Nguyên Đức đều là những thần tượng của tôi bởi họ là người biết truyền cảm hứng, tâm huyết cho thế hệ trẻ, họ vo cùng yêu nước