🕘 30/04/2024 | 15:21 PM (+7 - Asian)

PHD là gì? PHD là bằng gì? Tìm hiểu về văn bằng PHD


Giới thiệu

Chào 18.224.73.125. Đây là bài viết: PHD là gì? PHD là bằng gì? Tìm hiểu về văn bằng PHD của Bizday.net thuộc nhóm bài viết "Thuật ngữ kinh tế" chủ đề: .
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
>> Nguồn bài viết:
https://bizday.net/bang-phd.html

Với những người đang chuẩn bị đi du học hoặc có nhu cầu đi du học ở các nước phương Tây thì hẳn cũng đang có nhu cầu tìm hiểu về “PHD là gì” hay “PHD là bằng gì” hay chi tiết hơn là tìm hiểu hết tất cả các thông tin về văn bằng PHD. Bài viết này chúng tôi xin giải đáp các thắc mắc trên cho bạn để giúp bạn hiểu rõ hơn về văn bằng PHD nhé.

PHD là gì?

PhD là chữ viết tắt của cụm từ Doctor of Philosophy. Nghĩa là Tiến sĩ, học bậc PhD, cao nhất trong các học bậc, đầu tiên xuất hiện ở Đức, sau đó được Mỹ và nhiều nước phương tây khác sử dụng. Bằng PhD đầu tiên của Mỹ xuất hiện khoảng cuối thế kỷ 18. 

Từ PhD có gốc latin là Philosophiae Doctor. Chữ doctor nghĩa là “thầy” (teacher), và “chuyên gia”, “chức trách” (authority). Chữ philosophy (triết học) có nguồn gốc từ thời trung cổ (medieval) ở Châu Ảu, khi mà các trường đại học có bốn chuyên khoa (faculty) chính: thần học (theology), luật học (law), y học (medicine), và triết học (philosophy). Philosophy ở đây dùng để chỉ các ngành học không dẫn đến một nghề nghiệp thực tế nhất định của thời đó như người của nhà thờ, luật sư, và bác sĩ.

PHD là gì?
PHD là gì?

Ðến nay thì không phải PhD nào cũng liên quan đến philosophy, cho dù lấy theo nghĩa bóng nhất của từ này. Tuy nhiên chữ doctor vẫn mang đầy đủ ý nghĩa của nó. Ở phương Tây, trong nghi thức giao tiếp người ta gọi một người có bằng PhD là doctor. Hầu hết các trường đại học đều đòi hỏi toàn bộ giảng viên và các giáo sư có bằng PhD. Ða số các nhà nghiên cứu ở các phòng nghiên cứu chuyên nghiệp đều có bằng PhD.

Tuy vậy, điều ngược lại không đúng: không phải tất cả các PhD đều có thể làm giảng viên, giáo sư, hay nghiên cứu viên. Có những PhD thậm chí chẳng bằng một kỹ sư thông thường.Cũng có khá nhiều PhD, sau khi “hành nghề” một thời gian thì lên chức, hoặc chuyển sang làm salesman hoặc làm quản lý, vân vân. Ta sẽ quay lại đề tài này sau.

Cái nhìn hiện đại của PhD như sau. Ðể hoàn tất PhD, sinh viên phải đạt được hai mục tiêu chính: (a) hoàn toàn tinh thông một ngành (hoặc phân ngành) nào đó, và (b) góp phần mở rộng khối kiến thức của nhân loại về ngành đó.

Mục tiêu (b) là cái lõi để phân biệt bậc PhD với các bậc học khác. PhD không phải là cái bằng “nhai lại”: đọc nhiều, thi lấy điểm cao là xong. Một PhD đúng nghĩa phải có một vài công trình và ý tưởng nghiên cứu của riêng mình (originality).

PHD là bằng gì?

PHD là bằng gì?
PHD là bằng gì?

Xét về góc độ bằng cấp, PHD chính là tấm bằng tiến sỹ, là cấp độ cao nhất trên con đường học thuật. Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết rằng trong một hệ thống giáo dục như ở Úc thì tấm bằng Phd không phải là sự kết thúc, mà chính là sự khởi đầu của một nghề mang tính chất chuyên nghiệp – nghề nghiên cứu. Khác với học đại học, hoặc cao học, Phd được biết đến như một “hành trình cô đơn” nơi một mình bạn theo đuổi một hành trình của riêng bạn trong 3-4 năm. 

Nếu ở những bậc học khác, thầy cô sẽ dậy và truyền kiến thức cho bạn thì với Phd bạn cần tự vạch ra con đường mình sẽ đi, tự xây dựng kế hoạch để có thể đi hết con đường đó. Tùy thuộc ngành học và chủ đề nghiên cứu, có thể khi kết thúc hành trình bạn sẽ tới một cái đích mà người khác đã từng tới (hoặc biết đến), nhưng bạn buộc phải tới đó trên một con đường chưa ai đi.

Phd là sự “mài giũa” đầu óc của bạn với mức độ mà bạn sẽ không tưởng tượng được cho tới khi bạn đặt chân vào hành trình ấy. Phd đòi hỏi tư duy của bạn phải độc lập và sáng tạo tới mức cao nhất mà bạn có thể. Phd thử thách độ bền của tâm lý bạn với muôn vàn cung bậc cảm xúc và trạng thái tình cảm, trong đó không thiếu những lúc bạn cảm thấy tuyệt vọng.

Tìm hiểu về văn bằng PHD

Những năm gần đây có khá nhiều sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ và nhiều nước khác, bằng nhiều con đường khác nhau. Người có học bổng, chức trợ giảng (teaching assistant – TA), hoặc trợ nghiên cứu (research assistant – RA), người thì du học tự túc. Tôi không nhớ chính xác là đã đọc ở đâu đó rằng có hơn nghìn du học sinh mỗi năm sang Mỹ. Nhiều người trong số họ theo học tiến sĩ (PhD).

Thông tin về làm thế nào để xin học bổng, TA, RA, xin thư giới thiệu, cách viết dự định cá nhân (personal statement), vân vân đầy rẫy trên các mailing lists trên Internet.

Thế nhưng, một số câu hỏi quan trọng mà tôi ít thấy sinh viên hỏi là: “tại sao lại học PhD?”, “có đáng bỏ thời gian học PhD hay không?”, “làm thế nào để đánh giá mảnh bằng PhD?”, “tôi có đủ khả năng để học PhD hay không?”, “học PhD xong rồi làm gì?”, vân vân.

Có lẽ ta cần một luận án … PhD để trả lời phần nào thỏa đáng các câu hỏi trên. Cũng có lẽ có ai đó trong các ngành giáo dục hay tâm lý học đã làm rồi. Về mặt kinh tế thì một người bạn cho tôi biết đã có cả mớ công trình nghiên cứu về “cái giá của giáo dục” (returns to education).

Trong bài viết này, tôi thử lạm bàn lan man xung quanh các câu hỏi trên. Bài viết hoàn toàn không mang tính hàn lâm (academic), nghĩa là sẽ không có các con số thống kê, bảng phân tích, để ủng hộ một (vài) luận điểm nào đó. Sẽ không có tham khảo đến các nguồn thông tin tín cẩn và các thứ tương tự. Tác giả chỉ dựa trên các kinh nghiệm, quan sát, và suy nghĩ cá nhân, sau gần chục năm học và “hành nghề” PhD ở Mỹ.

Tôi chắc là một cá nhân khác trong hoàn cảnh của tôi sẽ có không ít ý kiến bất đồng. Tôi cũng không có tham vọng nói hết được những cóp nhặt kinh nghiệm của mình. Ngoài ra, tôi sẽ nhấn mạnh nhiều hơn mặt trái của việc học PhD.

Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu “PHD là gì” hay “PHD là bằng gì” hay hiểu rõ hơn về bằng PHD để sẵn sàng và chuẩn bị tinh thần cho những dự định tương lai của mình. Mong rằng các bạn sẽ có cái nhìn khách quan về tấm bằng PHD.

Từ khóa liên quan: phd candidate là gì | phd là ai | phd và dr | phd là tiến sĩ | phó tiến sĩ tiếng anh là gì 

Nội dung liên quan