🕘 14/09/2024 | 04:12 AM (+7 - Asian)

Tìm hiểu chi tiết về mô hình Cup and Handle trong Crypto


Giới thiệu

Chào 44.192.26.226. Đây là bài viết: Tìm hiểu chi tiết về mô hình Cup and Handle trong Crypto của Bizday.net thuộc nhóm bài viết "Adv ☑" chủ đề: .
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
>> Nguồn bài viết:
https://bizday.net/tim-hieu-chi-tiet-ve-mo-hinh-cup-and-handle-trong-crypto.html

 

Mô hình cốc và tay cầm là mô hình giá hiếm khi xuất hiện, nhưng bất cứ lúc nào nó xảy ra đều mang lại một khoản lợi nhuận cao.

Tìm hiểu mô hình Cup and Handle là gì?

Được phát triển bởi William O Neil và lần đầu tiên được thảo luận trong cuốn sách của ông, mô hình Cup and Handle là nơi giá ban đầu giảm, sau đó chững lại và bắt đầu tăng trở lại, do đó giống như một chiếc cốc có tay cầm. Cốc có hình chữ “U” và tay cầm có thể nghiêng sang một bên hoặc cũng có thể bị lệch xuống một chút. 

>>> Tham khảo các bài viết của Coinvn – Trang chuyên tin tức Cryptocurrency hôm nay. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích về thị trường tiền mã hoá.

Cấu trúc mô hình Cup and Handle

Mô hình Cup and Handle bao gồm 2 phần là cốc và tay cầm. 

Phần cốc: Phần này được hình thành khi giá trị của đồng coin sau quá trình giảm giá bắt đầu có dấu hiệu tạo đáy và đi lên trở lại, tạo thành hình chiếc cốc. 

Phần tay cầm: Sau khi giá của đồng coin tăng và chạm đến đỉnh của chiếc cốc, lúc này các nhà giao dịch bắt đầu bán ra nhằm thu lại lợi nhuận hoặc để hoà vốn. Giá trị của coin khúc này sẽ tạo thành một vùng điều chỉnh. Khi nguồn cung dần cạn, phe mua bắt đầu thắng thế, giá trị của đồng coin sẽ vượt ra khỏi vùng tay cầm. Từ đó, mô hình cốc tay cầm được hoàn thành.

Đặc điểm nhận dạng của mô hình Cup and Handle

Mô hình Cup and Handle có một số những đặc điểm nhận dạng như sau:

Trước khi khu vực bên trái chiếc cốc được hình thành, cần có một đợt tăng giá ít nhất là 30%. Có thể xem đây là dấu hiệu khá quan trọng thường bị nhiều nhà đầu tư bỏ qua. Mô hình Cup and Handle là dạng mô hình tiếp diễn xu hướng điển hình, vì thế cần có một đợt tăng giá trước đó, có thể là 30%, 50%, 100%…

Mô hình này thường hình thành trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng.

Tỷ lệ điều chỉnh giá từ đỉnh cốc đến đáy cốc khoảng 15% đến 30%, có khi lên tới 40% đến 50%, trong trường hợp vượt qua ngưỡng 50% thì thường đó sẽ là mô hình thất bại.

Nếu đáy cốc có hình chữ U thì thường sẽ có độ tin cậy cao hơn với hình dạng chữ V.

Đỉnh cốc so giữa bên trái và bên phải không cần thiết phải bằng nhau.

Phần tay cầm: 

  • Khoảng 1 đến 2 tuần sẽ có giai đoạn diễn ra một đợt điều chỉnh giá, điều đó làm loại bỏ bớt các nhà đầu tư chưa quyết định dứt khoát trước khi diễn ra đợt tăng giá sắp tới.
  • Nếu volume của phần tay cầm bên phải nhỏ thường sẽ tốt hơn, thanh khoản cạn kiệt. Điều đó báo hiệu lượng người bán thấp. Khi đó, giá sẽ được điều chỉnh với khối lượng nhỏ mang đến chỉ báo đáng tin cậy hơn.
  • Vẫn sẽ xảy ra trường hợp phần tay cầm không xuất hiện. Không có giai đoạn điều chỉnh nào nhưng giá trị của coin vẫn tăng. Tuy nhiên, mô hình này thường có tỷ lệ thành công thấp hơn.
  • Phần tay cầm thường sẽ nằm trên đường MA200 và nghiêng về nửa trên của chiếc cốc. Khi hai điều kiện này không được thỏa mãn thì mô hình có tỷ lệ thất bại cao.
  • Phần để điều chỉnh tay cầm thường ở khoảng 10% đến 15% tính từ đỉnh tay cầm, ngoại trừ trường hợp khi phần cốc lớn.
  • Khi khối lượng tăng lên 40% hay 50% so với trung bình của các phiên trước đó, khả năng cao đó là điểm break out.

Cup and Handle được hình thành như thế nào?

Giai đoạn 1: Trong hình trên, giá và thanh khoản từ điểm A đến điểm C sẽ tương đương nhau. Có nghĩa là giá và thanh khoản có hình như cái cốc. Hai đỉnh cốc thanh khoản cao và sẽ thấp dần khi giá giảm xuống đáy. Trong cả giai đoạn, ở đáy thanh khoản sẽ là nhỏ nhất.

Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn tạo tay cầm: Giá và thanh khoản từ điểm D đến điểm E cũng phải cong để hình thành tay cầm.

Ở hai giai đoạn này, cốc và cái tay cầm có thể có dạng cong chữ U hoặc chữ V.

Giai đoạn 3: Sau khi giá breakout khỏi kháng cự của tay cầm cùng với thanh khoản tăng cao, các nhà giao dịch có thể có 1 điểm mua đầu tiên. Tuy nhiên, khi mua ở điểm này sẽ khá mạo hiểm vì mô hình Cup and Handle chưa thực sự hoàn thành.

Giai đoạn 4: Nếu nhà giao dịch nào không ưa thích sự mạo hiểm có thể chờ đến thời điểm giá breakout khỏi kháng cự được tạo từ đỉnh A, chúng ta sẽ có điểm mua tốt hơn. Nếu ở điểm này có thêm thanh khoản cao sẽ càng tốt. Sau phiên breakout này, chúng ta sẽ mua và tận hưởng giá tăng sau hình thành mô hình Cup and Handle.

Hướng dẫn cách giao dịch với mô hình Cup and Handle

Giao dịch với mô hình Cup and Handle cũng khá đơn giản, Coinvn sẽ hướng dẫn các nhà giao dịch chọn thời điểm để vào giao dịch thực hiện lệnh BUY.

  • Khi đáy cốc vừa chớm hình thành, thực hiện lệnh BUY. Khi đường giá có xu hướng đi ngang tạo đáy cốc. Khi đường giá chớm cong lên kèm với việc khối lượng tăng hơn so với mức trung bình của giai đoạn trước đó thì thực hiện mua vào.
  • Chúng ta cũng có thể BUY tại đáy tay cầm. Khoảng cách từ miệng cốc xuống đáy tay cầm thường bằng một phần ba chiều cao của cốc, cân nhắc BUY tại đây.
  • Cuối cùng là BUY khi giá breakout ra khỏi miệng cốc. Khối lượng tại phiên vượt thường sẽ cao hơn khối lượng trung bình của tay cầm.

Tổng kết

Trên đây là những thông tin cụ thể về mô hình Cup and Handle mà Coinvn đã chia sẻ. Đây được xem là mô hình xảy ra trong một diễn biến thị trường tăng trưởng mạnh trong dài hạn. Các nhà nhà đầu tư có thể tham khảo để áp dụng trong quá trình giao dịch và tối ưu hóa lợi nhuận. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *