Tăng ca tối đa bao nhiêu giờ 1 tháng? [Quy định mới nhất 2023]
Giới thiệu
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
>> Nguồn bài viết:
https://bizday.net/tang-ca-toi-da-bao-nhieu-gio-1-thang-quy-dinh-moi-nhat-2023.html
Tăng ca được hiểu là làm thêm ngoài giờ làm cố định. Trong những công ty với môi trường làm việc áp lực cao, việc tăng ca có thể diễn ra rất thường xuyên. Tuy nhiên, tăng ca quá nhiều có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu không tốt đến sức khỏe và cuộc sống ngoài công việc. Vậy tăng ca tối đa bao nhiêu giờ 1 tháng là hợp lý?
Quy định về số giờ tăng ca tối đa của người lao động
Những quy định mới nhất liên quan đến tăng ca đã được Quốc hội thông qua và ban hành trong Nghị quyết 80/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 09/01/2023.
Theo đó, số giờ tăng ca của người lao động năm 2023 sẽ được thực hiện theo Điều 107 Bộ luật Lao động 2019. Cụ thể như sau:
Người lao động được phép tăng ca ngoài giờ làm hành chính tối đa 40 giờ một tháng và không được vượt quá 200 giờ một năm.
Người lao động tăng ca không vượt quá 40 giờ một tháng
Trong một số ngành nghề đặc biệt, người lao động được phép tăng ca không vượt quá 300 giờ một năm. Những ngành nghề áp dụng quy định này bao gồm: Điện – điện tử, sản xuất hàng dệt may, da giày, chế biến nông lâm, thủy sản, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấp thoát nước.
Ngoài ra, quy định này cũng áp dụng đối với người lao động làm việc trong một số ngành công nghệ cao hoặc đảm nhiệm công việc đặc biệt do Chính phủ quy định.
Cũng theo những quy định trong Nghị quyết 80/2023/QH15, số giờ làm tăng ca mỗi ngày của người lao động không được phép vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường. Trong trường hợp áp dụng cho thời gian làm việc bình thường trong một tuần, thì số giờ làm tăng ca không được phép vượt quá 12 giờ.
Bên cạnh đó, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động liên quan đến việc tăng ca và phải có thông báo bằng văn bản gửi lên cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Thời gian tăng ca một tuần không vượt quá 12 giờ
Những trường hợp nào được tăng ca trên 200 giờ nhưng không quá 300 giờ trong 1 năm?
Trích dẫn từ Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 17/2022/UBTVQH15, những trường hợp sau đây người lao động được phép tăng ca trên 200 giờ nhưng không được phép vượt quá 300 giờ trong 1 năm:
- Người lao động là trẻ vị thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
- Người lao động là người khuyết tật nhẹ và bị suy giảm khả năng lao động từ tối thiểu 51%, người lao động là người khuyết tật nặng hoặc là người khuyết tật đặc biệt nặng.
- Người lao động làm việc trong các ngành nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7. Nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì mốc thời gian được tính từ tháng mang thai thứ 6.
- Lao động nữ đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Lao động nữ nuôi con nhỏ được phép làm thêm không quá 300 giờ mỗi năm
Ngoài ra, tại Điều 108 Bộ Luật lao động 2019 cũng có những quy định liên quan đến thời gian tăng ca trong một số trường hợp đặc biệt. Theo đó, có hai trường hợp trong đó người sử dụng lao động được phép yêu cầu người lao động làm thêm giờ không giới hạn về thời gian và người lao động không được từ chối.
Hai trường hợp này bao gồm:
- Thực hiện lệnh động viên, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các công việc nhằm đảm bảo tính mạng con người hoặc tài sản trong công cuộc phòng ngừa, khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và thảm họa. Không áp dụng đối với những trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người lao động.
Ép buộc người lao động tăng ca quá nhiều thì bị xử phạt như thế nào?
Tại Điều 14 của Nghị định 95/2013/NĐ-CP có những quy định cụ thể về hình thức xử phạt đối với người sử dụng lao động có hành vi ép buộc người lao động tăng ca quá nhiều. Cụ thể:
- Người sử dụng lao động có hành vi ép buộc người lao động tăng ca, hay nói cách khác là người lao động phải tăng ca không tự nguyện, thì người sử dụng lao động có thể bị phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
- Người sử dụng lao động có hành vi ép buộc người lao động tăng ca vượt quá số giờ quy định trong Điểm b Khoản 2 Điều 106 Bộ Luật lao động hoặc tăng ca quá 12 giờ trong ngày nghỉ lễ hàng tuần, ngày nghỉ lễ, ngày Tết, thì có thể bị xử phạt hành chính từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
- Song song với hình thức xử phạt hành chính, người sử dụng lao động còn có thể bị đình chỉ hoạt đồng từ 1 đến 3 tháng.
Ép buộc người lao động làm thêm quá nhiều sẽ bị xử phạt rất nặng
Ngoài ra, nếu người lao động chấp nhận làm tăng ca thì họ phải nhận được tiền lương tăng ca. Cách tính tiền lương tăng ca phụ thuộc vào chính sách của mỗi doanh nghiệp, tuy nhiên phải đảm bảo được đủ quyền lợi cho người lao động. Nếu không nhận được tiền lương tăng ca, người lao động có thể khiếu nại đến doanh nghiệp hoặc các cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, người lao động có thể tăng ca tối đa 40 giờ một tháng và không vượt quá 200 giờ một năm. Trong một số ngành nghề hoặc trường hợp đặc biệt, người lao động có thể tăng ca nhiều hơn, nhưng không được vượt quá 300 giờ một năm.