Top 7 sai lầm cơ bản mà Startup hay mắc phải
Giới thiệu
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
>> Nguồn bài viết:
https://bizday.net/sai-lam-startup-mac-phai.html
Dưới đây là những sai lầm căn bản nhất của Startup để cộng đồng Startup nói chung và các Startup Việt Nam nói riêng có thể tham khảo:
1. Gắn Made in Việt Nam, “Thuần Việt” để làm thông điệp truyền thông và coi đó là lợi thế cạnh tranh, hi vọng sẽ có nhiều người dùng Việt Nam ủng hộ.
2. Từ bụng ta suy ra bụng người.
3. Luôn nghĩ “hữu xạ tự nhiên hương”, cho rằng sản phẩm mình tốt thì ắt sẽ có nhiều người dùng mà không phải làm Marketing.
4. Hi vọng sẽ có nhà đầu tư rót vốn cho ngay từ đầu để được tiêu tiền khỏi phải nghĩ.
– Trong khi kế hoạch kinh doanh chưa có, không xác định được thời điểm break point, không có chiến lược phát triển sản phẩm và các kế hoạch truyền thông, marketing, kế hoạch tài chính, khủng hoảng,…
5. Nghĩ mình giỏi là đủ và không cần phải kiếm thêm người khác đồng hành cùng.
– Bạn đừng nghĩ bạn giỏi về Technology, Core sản phẩm của bạn chủ yếu về Tech, thì chỉ cần làm tốt về Tech và sản phẩm sẽ thành công. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
– Để thành công được, bạn cần phải có người đồng hành xuyên suốt quá trình là những người giỏi về các mảng khác như kinh doanh, tài chính, sáng tạo, quản lý…
Có thể giai đoạn 6 tháng đầu chưa cần nhưng sau 6 tháng, nếu chỉ một mình bạn bước đi trên con đường đó thì bạn cực kỳ vất vả và lê lết chậm chạp, bởi chẳng thể có ai có thể hiểu biết hết tất cả mọi thứ.
6. Sợ người khác ăn cắp mất ý tưởng của mình.
– Các bạn startup thường hay nghĩ rằng ý tưởng của mình là tuyệt vời, là độc đáo chưa ai nghĩ ra nên rất sợ khi nói ra, ai đó nghe được thì sẽ ăn cắp mất, mà không biết rằng thế giới còn có nhiều ý hay hơn thế rất nhiều, quan trọng là làm thế nào.
– Hãy chia sẻ cho thật nhiều người biết đến ý tưởng của bạn, bạn sẽ nhận lại được rất nhiều những góp ý quý giá mà trước đó bạn chưa thể lường trước được.
7. Bỏ thì thương, vương thì tội
– Đây chính là suy nghĩ của những bạn Startup đang ở giai đoạn bế tắc hướng đi hoặc đang thoái trào, các bạn loay hoay tìm cách giải quyết hòng mong vực dậy được sản phẩm trong khi bạn đang thiếu rất nhiều thứ, và các bạn không dám tự kết liễu sản phẩm sắp thất bại của mình mà để nó sống một cuộc sống thực vật vô nghĩa, gây ra tình trạng chi phí cơ hội tăng rất cao.