Neet là gì? Thực trạng và những hậu quả mà Neet mang lại
Giới thiệu
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
>> Nguồn bài viết:
https://bizday.net/neet.html
Hiện nay, khái niệm Neet được sử dụng khá rộng rãi trên toàn thế giới. Ở mỗi quốc gia, Neet sẽ được định nghĩa theo một cách khác nhau. Vậy thực chất Neet là gì? Sau đây, cùng bizday.net tìm hiểu những vấn đề liên quan đến Neet ở bài viết sau đây nhé.
Neet là gì?
Tùy vào từng quốc gia mà khái niệm Neet được định nghĩa theo một cách khác nhau.
Neet trong Anime và đời sống Nhật Bản
Với đời sống Nhật Bản, Neet là khái niệm dùng để chỉ những người suốt ngày chỉ biết chơi game. Bản chất những người này là người có học thức, có thể kiếm ra tiền và có thể có địa vị trong xã hội nhưng họ suốt ngày cắm mặt vào game và sống gần như hoàn toàn tách biệt với xã hội. Một phần lớn, Neet là người học hành xong nhưng không tìm được việc làm nên suốt ngày chơi game, lâu dần trở thành người ăn bám, phần còn lại là những người có điều kiện gia đình khá giả nên tự mình tách biệt xã hội.
Những người Neet ở Nhật Bản được thể hiện qua các Anime thường sẽ là những người có tài lẻ cực kì ghê gớm, họ có thể tìm kiếm thông tin cực nhanh trên mạng internet, có trí nhớ tốt và là những game thủ. Những người này có thể gia nhập vào thế giới bình thường, phần nhiều họ cách ly xã hội là do hoàn cảnh chứ không phải là bản chất.
Neet trong định nghĩa của các nước khác
Định nghĩa về Neet ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc,…lại hoàn toàn khác với ở Nhật.
Neet là từ viết tắt của từ tiếng Anh “Not in Education, Employment or Training” có nghĩa là những người không được học hành, không có việc làm mà chỉ biết ăn bám gia đình vì gia đình họ là những nhà có điều kiện. Gia đình sẽ lo cho cuộc sống của họ nên họ chỉ biết ăn ngủ và chơi game, sống cách ly với xã hội.
Với định nghĩa này thì Neet là những người ăn hại, ỷ lại gia đình, không muốn làm việc kiếm tiền mà chỉ biết chơi game.
Thực trạng Neet hiện nay
Cụm từ Neet xuất hiện đầu tiên ở Anh nhưng từ này lại được sử dụng nhiều và phổ biến nhất tại Nhật Bản.
Với người Nhật, họ luôn có tư tưởng sau khi tốt nghiệp sẽ tìm việc làm toàn thời gian nhưng Neet lại không đi theo các tư tưởng truyền thống đó của đất nước, họ không có việc làm toàn thời gian mà sống phụ thuộc vào gia đình.
Với người Trung Quốc, theo các bài phân tích trên tờ báo của Trung Quốc và Hồng Kông đa số các thành viên Neet đều thuộc thế hệ con một sinh ra trong giai đoạn đầu khi mới áp dụng chính sách giới hạn sinh đẻ, vì là con một nên được bố mẹ và ông bà cung phụng hết mực. Vì được gia đình chăm sóc, lo lắng, cung phụ nên bộ phận này mất đi ý thức phấn đấu và dễ dàng từ bỏ ước mơ của mình.
Tại Hàn Quốc, Neet được đề cập rất nhiều thông qua các phương tiện truyền thông trong vài năm trở lại đây, Neet mang tới một điều đáng quan tâm hiện nay là sự xa cách của họ đối với xã hội ngoài và thậm chí là chính gia đình của họ.
Những hậu quả mà Neet mang lại
Sau khi biết về Neet là gì, cùng xem những hậu quả mà Neet mang lại nhé.
Neet được coi là bệnh của nước giàu trên thế giới nhưng với Việt Nam thì được gọi là tệ nạn. Với các nước phát triển, gia đình có điều kiện thì các thành viên Neet không cần làm việc vẫn không phải lo lắng về cuộc sống hiện tại, họ hoàn toàn có cuộc sống đầy đủ do được gia đình chu cấp. Nhưng còn đối với Việt Nam thì đây là một điều cực kì quan ngại, lo lắng vì chỉ khoảng 30% những người này không phải quan tâm về vấn đề tiền bạc và cuộc sống hiện tại, còn 70% còn lại thì lại là một mối nguy ngại vì họ không thể chu cấp được cho việc chơi game này do gia đình không có điều kiện, do vậy mà họ dần sẽ rơi vào các tệ nạn xã hội.
Nói chung, cần phải có biện pháp để cởi bỏ dây xích đang mắc trên những người mang tình trạng NEET này cho dù điều kiện gia đình họ như thế nào.
Sự khác nhau giữa Neet và Otaku
Otaku là gì?
Otaku trong tiếng Nhật là chữ Trạch được định nghĩa là “nhà”. Otaku có nghĩa là loại người quá cuồng về một vấn đề nào đó, họ có thể là những người quá nghiện game, quá nghiện manga hay anime và họ cũng sống tách biệt với xã hội vì họ thích trốn trong phòng một mình để làm những việc mà họ thích.
So sánh sự khác nhau giữa Neet, Otaku và Hikikomori
Otaku | Neet | |
Độ tuổi | 15-30 | 15-30 |
Điều kiện gia đình | Bình thường | Bình thường hoặc nhà có điều kiện |
Học vấn | Có | Có |
Việc làm | Có | Đã từng có việc làm nhưng hiện tại thất nghiệp hoặc mới ra trường mà không xin được việc |
Phòng riêng | Phòng rất đẹp với tường được trang trí hình của nhiều nhân vật hoạt hình, nhiều manga, mô hình nhân vật hay gấu bông, chăn gối có hình hoạt hình. | Sẽ có dàn máy tính siêu chất và cấu hình cao, những tay cầm chơi game, đĩa game. Phòng thường bừa bộn với các vật dụng hằng ngày, đồ ăn thức uống lung tung. |
Sinh hoạt hằng ngày | Bình thường nhưng thời gian rảnh thì ít tiếp xúc với xã hội và trốn trong phòng. Nếu có tài lẻ thì họ cực kì giỏi.
Họ có mong muốn trốn tránh mọi thứ chỉ muốn bản thân một mình. |
Phần lớn tất cả thời gian dùng để chơi game và ít ra ngoài hay giao tiếp với ai. Việc sinh hoạt giao tiếp bình thường nhưng biểu hiện ít quan tâm tới mọi thứ xung quanh. |
Vẻ ngoài | Nhìn có vẻ ngoài hơi lập dị. |
Trên đây chúng tôi vừa cung cấp cho các bạn những thông tin về Neet là gì, thực trạng và những hậu quả mà Neet mang lại cho xã hội. Điều chúng ta cần làm là chung tay giúp họ thoát khỏi tình trạng này, đưa họ quay lại với xã hội.