4 sự sợ hãi làm trì hoãn thành công của bạn
Giới thiệu
Cảm ơn bạn đã quan tâm!
>> Nguồn bài viết:
https://bizday.net/4-so-hai-tri-hoan-thanh-cong.html
1. Nỗi sợ phải thay đổi
Thay đổi bản thân hay một nhận sức cần phải thay đổi khi cần thiết sẽ khiến cho con người ta cải thiện bản thân tốt hơn, với những người có tính cách bảo thủ, không tiếp thú kiến thức khách quan, lói suy nghĩ cổ hủ, ích kỉ,… có vẻ như họ luôn sợ phải thay đổi những sự rập khuôn trước đó, sợ thay đổi bản thân, không dám đối diện với con người mới, suy nghĩ mới để hơn trong công việc, cuộc sống, dù điều đó là sự cần thiết.
– Họ sợ hãi khi nghĩ rằng, những sự thay đổi đó sẽ không mang đến kết quả như mong muốn, họ luôn muốn mình nằm trong vùng an toàn, dù vùng đó có lẽ không giúp được gì cho 1 tập thể cả.
– Họ sợ rằng tương lai sẽ xấu đi khi họ thay đổi và họ luôn luôn cho rằng, bản thân cứ tà tà như thế thôi, … là được.
Tác động lớn của sự sợ thay đổi tới thành công
- Tuy nhiên, những điều đó lại khiến họ thu nhỏ mình vào “vỏ ốc”, không tiếp nhận cái mới, không phát huy bản thân.
- Sự thay đổi khi cần thiết là tiền đề cho mọi sự phát triển và bước về phía trước mà 1 người muốn thành công cần phải làm và nếu có một tư duy đúng đắn, mọi sự thay đổi dù là nhỏ nhất cũng sẽ đem lại kết quả khác biệt.
2. Nỗi sợ thất bại
Thất bại là một điều vô cùng tồi tệ, đúng, điều này rất đúng. Tuy nhiên, quy luật triết học trong cuộc sống, nếu coi thất bại là kẻ thủ, thì chúng ta cần phải đối mặt và hạ gục nó !
Người xưa vẫn nói “thất bại là mẹ thành công” và trên thực tế, điều này đã rất chính xác, ít có một doanh nhân thành công nào trên con đường thành công của mình mà chưa đừng nếm trải thất bại cả.
Một số điều cần rút ra khi đối mặt với sự thất bại
- Những việc mang tính rủi ro cao thì hay xảy ra thất bại, nhưng nếu cứ lựa chọn giải pháp an toàn thì có lẽ sẽ không bao giờ có được “sự đột phá” trong sự nghiệp.
- Đừng sợ hãi thất bại, đừng bao giờ sợ nó cản bước con đường của bạn, bởi thất bại sẽ đem đến cho bạn cơ hội để hoàn thiện thân hơn.
3. Sợ bị phát hiện khả năng
Sự sợ hãi này có thể sẽ không ảnh hưởng tới tài năng, trí tuệ của họ, tuy nhiên nó là nguyên nhân chính, tác động đến sự tương tác trong xã hội, tác động đến sự tự tin khẳng định bản thân.
4. Nỗi sợ hãi sai lầm
Sai sót là điều có thể chấp nhận được với những ngày đầu tiên bước chân vào con đường khởi nghiệp. Vì vậy hãy đừng sợ sai lầm, hãy sai lầm đi rồi trưởng thành hơn, nhận thức sự việc đúng đắn hơn, hãy tự tin làm những điều bản thân đã quyết định.
Cho dù là thành công hay thất bại đi nữa, nếu bạn đã làm đúng với nhân thức suy nghĩ của mình, bạn sẽ không hối tiếc mà còn có thể học hỏi được nhiều bài học để hoàn thiện bản thân hơn nữa.